Phục hồi chức năng hô hấp (Respiratory Rehabilitation)
4.5
726
Lượt xem
Đã bán
Chọn sản phẩm
158.000₫ 175.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • 3 Năm
28.000₫
Thành tiền 158.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Y học
Người dịch:
Năm XB:
2022
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
324
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-66-5686-9
Mã ISBN Điện tử:

   Bệnh lý ở phổi rất thường gặp, tỷ lệ tử vong cao, xu hướng mắc ngày càng tăng ở các nước đang phát triển do ô nhiễm khí thở ngày càng trầm trọng; bệnh phổi gây nhiều thương tật và tàn tật, giảm khả năng hoạt động thể lực, giảm sức lao động, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.                                               

  Theo Hội phổi Hoa Kỳ (American Lung Association) năm 2014, ở Bang Washington dân số là 6.897.000 người thì có 105.847 trẻ em bị hen phế quản, 515.278 người lớn bị hen phế quản, 300.303 người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và có 4.389 người bị ung thư phổi. Ở Hàn Quốc (Park JY và Jang SH, 2016), tỷ lệ mắc ung thư phổi của Hàn Quốc là 43,9/100.000 dân, tỷ lệ chết do ung thư phổi là 19,8/100.000 dân.

  Theo GOLD (Gloabal Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) năm 2016, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở khu vực Mỹ - Latinh khoảng 7,8% đến 19,7% dân số. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD/Chronic Obstructive Lung Disease) là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế gới. Ở Hoa Kỳ, chi phí trực tiếp cho COPD là 29,5 tỷ USD và chi phí gián tiếp là 20,4 tỷ USD. Ở Liên hiệp châu Âu, chi phí điều trị các bệnh hô hấp chiếm 6% ngân sách y tế trong đó 56% là điều trị COPD. Ở các nước đang phát triển, chi phí y tế cho COPD có thể thấp hơn do mức hỗ trợ y tế và phúc lợi xã hội từ chính phủ còn thấp. Về xã hội, năm 1990, COPD đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh lý gây ra mất sức lao động, ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều nhất, ước tính đến năm 2020, COPD sẽ đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

  Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê quốc gia, theo một số nghiên cứu đã công bố thì tỷ lệ mắc COPD khoảng 2,3% dân số, trong đó nam giới là 3% và nữ giới là 1,7%, gặp nhiều ở người hút thuốc lá và viêm phế quạn mạn tính. Tỷ lệ mắc lao phổi ở Việt Nam là 1,7%. Tỷ lệ mắc ung thư phổi và phế quản (thống kê năm 2000) khoảng 81,5/100.000 dân. Chi phí cho điều trị các bệnh đường hô hấp cũng như ảnh hưởng của nó đến lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thì chưa thống kê được.

   Phục hồi chức năng hô hấp là một biện pháp giúp người bệnh cải thiện chức năng phổi, duy trì được hoạt động thể lực và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân mắc các bệnh phổi. Vật lý trị liệu lồng ngực và phục hồi chức hô hấp ở Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức kể cả nghiên cứu và thực hành lâm sàng cũng như việc giảng dạy trong các trường y trên cả nước, tài liệu tham khảo và các giáo trình về phục hồi chức năng hô hấp còn chưa phong phú, việc Tiến sĩ - Bác sĩ Cầm Bá Thức biên soạn và xuất bản cuốn "Phục hồi chức năng hô hấp" là việc làm mà tôi rất hoan nghênh, cuốn sách góp phần làm phong phú thêm Y văn phục hồi chức năng Việt Nam. 

  Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

                                                                                                                 Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2015

                                        GS.TS. Nguyễn Xuân Nghiên

                                                                     Trường Đại học Y Hà Nội

Bình luận

0/1500