Trang chủ/ Sinh lý học (Sách đào tạo bác sĩ đa khoa)
NXB | Nhà xuất bản Y học | Người dịch: | |
Năm XB: | 2023 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 19 x 27 | Số trang: | 480 |
Quốc gia: | Ngôn ngữ: | vi | |
Mã ISBN: | 978-604-66-6306-5 | Mã ISBN Điện tử: |
Hai tập sách giáo khoa Sinh lý học tập I và tập II được viết phục vụ cho khung chương trình đào tạo theo hai giai đoạn của Bộ Giáo dục - Đào tạo do Nhà xuất bản Y học xuất bản lần đầu năm 1998 và 2000 đã được tái bản đến lần thứ năm và thứ ba. Hai tập sách này đã và đang là tài liệu học tập cho sinh viên đại học và học viên sau đại học của Đại học Y Hà Nội và nhiều trường Đại học Y khác. Trong thời điểm đó, do chưa có điều kiện để viết sách riêng cho từng loại đối tượng nên trong hai tập sách đó, ngoài những kiến thức Sinh lý học cơ bản dành cho sinh viên, còn có thêm một số kiến thức cao hơn ngoài chương trình để sinh viên tham khảo thêm hoặc phục vụ cho các đối tượng sau đại học như học viên cao học, bác sỹ chuyên khoa I.
Cuốn sách viết lần này bao gồm những nội dung bám sát mục tiêu môn Sinh lý học của chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa định hướng cộng đồng. Sách đề cập đến những kiến thức Sinh lý học y học cơ bản nhất nhằm giúp sinh viên có cơ sở để học các môn Y học lâm sàng và Y học dự phòng. Các kiến thức được viết trong sách là những kiến thức vừa kinh điển, vừa cập nhật. Các số liệu được trích dẫn trong sách phần lớn là các số liệu của Việt Nam được khảo sát vào những năm cuối của thập kỷ 90, thế kỷ XX.
Sách gồm 20 bài được đánh số thứ tự từ bài 1 đến bài 20, trong đó 8 bài đầu thuộc học phần I - học phần Sinh lý học Đại cương và Dịch thể, 12 bài tiếp theo thuộc học phần II - học phần Sinh lý học Cơ quan và Hệ thống cơ quan. Bài 1 đến bài 8 trình bày các quy luật cơ bản về hoạt động chức năng của cơ thể. Bài 9 đến bài 20 trình bày hoạt động chức năng và điều hoà chức năng từng cơ quan, hệ thống cơ quan, trong đó bao gồm cả hai hệ thống điều hòa chức năng là hệ thống nội tiết và hệ thống thần kinh. Để dễ dàng học các kiến thức của các bài sau, sinh viên cần học kỹ các bài đầu viết về các quy luật chung của hoạt động cơ thể. Nắm vững các quy luật chung này thì có thể giải thích được cơ chế hoạt động của từng cơ quan, hệ thống cơ quan. Với mỗi bài, các mục tiêu học tập được viết ở đầu bài và các câu hỏi lượng giá được viết ở cuối bài sẽ giúp sinh viên tập trung vào những nội dung cơ bản nhất cần học. Trả lời được các câu hỏi viết ở cuối bài có nghĩa là sinh viên đã đạt được mục tiêu học tập.
Với nội dung và cách trình bày như đã nói ở trên, cuốn sách xuất bản lần này sẽ là tài liệu học tập chủ yếu dành cho sinh viên Y đa khoa, sách cũng được dùng làm tài liệu ôn tập cho đối tượng thi tuyển cao học và bác sỹ chuyên khoa I và cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên là đối tượng đào tạo cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học và y tế công cộng.
Các tác giả tham gia viết cuốn sách lần này đều là những giảng viên lâu năm của bộ môn Sinh lý học, có nhiều kinh nghiệm dạy - học và nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên khoa sâu, đã tham gia làm công tác chẩn đoán chức năng tại các bệnh viện và phòng khám và thường xuyên tiếp cận với ngành Sinh lý học y học nước ngoài.
Trong quá trình biên soạn và xuất bản mặc dù đã cố gắng hạn chế bớt sai sót nhưng chắc chắn không tránh khỏi còn có các thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đọc và đồng nghiệp.
GS.TS. Phạm Thị Minh Đức
Nguyên Trưởng Bộ môn Sinh lý học
Đại học Y Hà Nội
Lời nói đầu 3
Bài 1. Nhập môn sinh lý học 17
(GS.TS. Phạm Thị Minh Đức)
1. Đối tượng nghiên cứu của sinh lý học y học 17
2. Vị trí của môn Sinh lý học trong các ngành Khoa học tự nhiên và Y học 18
2.1. Vị trí của môn Sinh lý học trong các ngành Khoa học tự nhiên 18
2.2. Vị trí của môn Sinh lý học trong Y học 18
3. Lịch sử phát triển môn Sinh lý học 19
3.1. Thời kỳ cổ xưa 19
3.2. Thời kỳ phát triển của nền Khoa học tự nhiên 19
3.3. Thời đại sinh học phân tử 20
4. Phương pháp nghiên cứu và học tập Sinh lý học 20
4.1. Phương pháp nghiên cứu 20
4.2. Phương pháp học tập 21
Bài 2. Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi 22
(GS.TS. Phạm Thị Minh Đức)
1. Đặc điểm của sự sống 22
1.1. Đặc điểm thay cũ đổi mới 22
1.2. Đặc điểm chịu kích thích 23
1.3. Đặc điểm sinh sản giống mình 23
2. Nội môi, hằng tính nội môi 23
2.1. Nội môi 23
2.2. Hằng tính nội môi 24
3. Điều hoà chức năng 26
3.1. Điều hoà bằng đường thần kinh 27
3.2. Điều hoà bằng đường thể dịch 28
3.3. Cơ chế điều hoà ngược 30
4. Kết luận 32
Bài 3. SINH Lý Tế BàO - Trao đổi chất qua màng tế bàO 34
(PGS.TS. Lê Thu Liên, PGS.BS. Trịnh Bỉnh Dy)
1. Đặc điểm cấu trúc – chức năng của màng tế bào 35
1.1. Lớp lipid kép của màng tế bào 36
1.2. Các protein của màng tế bào 36
1.3. Những carbohydrat của màng tế bào 37
2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào 37
2.1. Hình thức vận chuyển khuếch tán thụ động 38
2.2. Vận chuyển tích cực 43
3. Vận chuyển qua một lớp tế bào 46
4. Hiện tượng nhập bào, tiêu hóa chất và xuất bào 48
4.1. Nhập bào 48
4.2. Tiêu hóa các chất đã được nhập bào 49
4.3. Xuất bào 49
Bài 4. Sinh lý điện thế màng và điện thế hoạt động 51
(PGS.TS. Lê Thu Liên, PGS.BS. Trịnh Bỉnh Dy)
1. Cơ sở vật lý của điện thế màng 51
1.1. Sự khuếch tán của các ion, điện thế khuếch tán 51
1.2. Phương trình Nernst 53
1.3. Cách tính điện thế khuếch tán 53
1.4. Đo điện thế màng 54
2. Điện thế nghỉ 54
2.1. Định nghĩa 54
2.2. Các nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ (điện thế màng lúc nghỉ) 55
3. Điện thế hoạt động (Action Potential) 56
3.1. Định nghĩa và các giai đoạn của điện thế hoạt động 56
3.2. Nguyên nhân của điện thế hoạt động 58
3. 3. Cơ chế phát sinh điện thế hoạt động 60
3.4. Ngưỡng tạo điện thế hoạt động 60
3.5. Sự thích nghi của màng 60
3.6. Điện thế màng khi tế bào bị ức chế 60
3.7. Sự lan truyền điện thế hoạt động 61
Bài 5. Sinh lý Chuyển hóa chất, năng lượng 62
(PGS.TS. Nguyễn Văn Tường)
1. Chuyển hóa chất 63
1.1. Chuyển hóa glucid 63
1.2. Chuyển hóa lipid 67
1.3. Chuyển hóa protein 71
2. Chuyển hóa năng lượng 74
2.1. Các dạng năng lượng của cơ thể 75
2.2. Tiêu hao năng lượng của cơ thể 78
2.3. Nguyên lý đo tiêu hao năng lượng 81
2.4. Điều hoà chuyển hoá năng lượng 83
Bài 6. sinh lý ?điều nhiệt 86
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Thân nhiệt 86
2. Sinh nhiệt 87
3. Các phương thức trao đổi nhiệt 88
3.1. Truyền nhiệt trực tiếp 88
3.2. Truyền nhiệt đối lưu 88
3.3. Bức xạ nhiệt 88
3.4. Bay hơi nước 88
3.5. Bilan nhiệt 89
4. Cung phản xạ điều nhiệt 90
4.1. Bộ phận nhận cảm 90
4.2. Đường truyền vào 90
4.3. Trung tâm 90
4.4. Đường truyền ra 91
4.5. Cơ quan đáp ứng 91
5. Các cơ chế chống nóng 91
5.1. Bài tiết mồ hôi 91
5.2. Tăng thông khí 92
5.3. Giãn mạch da 92
5.4. Giảm sinh nhiệt 93
6. Các cơ chế chống lạnh 93
6.1. Co mạch da 93
6.2. Dựng chân lông 93
6.3. Run cơ 94
6.4. Sinh nhiệt hóa học 94
6.5. Tăng bài tiết hormon thyroxin 94
7. Biện pháp điều nhiệt riêng của loài người 94
7.1. Tạo vi khí hậu 94
7.2. Chọn quần áo thích hợp 94
7.3. Chọn chế độ ăn thích hợp 94
7.4. Rèn luyện 94
8. Rối loạn thân nhiệt 95
8.1. Sốt 95
8.2. Say nóng 95
9. Thích nghi khi sống trong môi trường nóng và môi trường lạnh 95
9.1. Thích nghi với môi trường nóng 95
9.2. Sống trong môi trường rất lạnh 95
10. ứng dụng 95
10.1. Hạ nhiệt nhân tạo 95
10.2. Tăng nhiệt nhân tạo 96
Bài 7. Sinh lý máu 97
(TS. Phùng Xuân Bình)
1. Những chức năng chung của máu 97
1.1. Máu vận chuyển các phân tử và nhiệt từ nơi này đến nơi khác của cơ thể 97
1.2. Máu bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ 98
1.3. Máu góp phần duy trì sự hằng định của pH và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào 98
2. Những đặc tính của máu 98
3. Hồng cầu 99
3.1. Hình thái và số lượng hồng cầu 99
3.2. Chức năng của hồng cầu 99
3.3. Quá trình sinh hồng cầu 100
3.4. Điều hoà quá trình sinh hồng cầu - Vai trò của erythropoietin 102
3.5. Những chất cần cho quá trình sinh hồng cầu 103
3.6. Hemoglobin (Hb) 104
3.7. Sự phá huỷ của hồng cầu và số phận của Hb 105
3.8. Các rối loạn lâm sàng dòng hồng cầu 106
4. Nhóm máu và truyền máu 109
4.1. Hệ thống nhóm máu ABO 109
4.2. Hệ thống nhóm máu Rh 113
5. Bạch cầu 114
5.1. Phân loại bạch cầu 114
5.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu 115
5.3. Những đặc tính của bạch cầu 116
5.4. Chức năng của các loại bạch cầu 117
5.5. Quá trình sinh bạch cầu 121
5.6. Đời sống của bạch cầu 121
6. Tiểu cầu 122
6.1. Cấu trúc và chức năng của tiểu cầu 122
6.2. Quá trình sinh tiểu cầu 123
7. Cầm máu 123
7.1. Co mạch tại chỗ 124
7.2. Tạo nút tiểu cầu 124
7.3. Tạo cục máu đông 124
7.4. Co cục máu đông và tan cục máu đông 128
7.5. Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường 129
7.6. Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng 130
7.7. Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng 131
Bài 8. Sinh lý Các dịch của cơ thể 135
(TS. Phùng Xuân Bình)
1. Thành phần của dịch nội bào và dịch ngoại bào 136
2. Huyết tương 137
2.1. Thành phần của huyết tương 137
2.2. Chức năng của các protein huyết tương 138
3. Dịch kẽ 140
4. Dịch bạch huyết 141
4.1. Thành phần 142
4.2. Cấu tạo của các mao mạch bạch huyết 142
4.3. Lưu lượng bạch huyết 143
4.4. Chức năng của hệ bạch huyết 143
5. Dịch não tuỷ 143
5.1. Nhắc lại về giải phẫu 143
5.2. Sự bài tiết dịch não tuỷ ở các đám mạch mạc 144
5.3. Sự hấp thu của dịch não tuỷ qua nhung mao màng nhện 145
5.4. Các khoang quanh mạch và dịch não tuỷ 145
5.5. Tính chất và thành phần dịch não tuỷ 145
5.6. áp suất dịch não tuỷ 145
5.7. Chức năng của dịch não tuỷ 146
5.8. Hàng rào máu - dịch não tuỷ và hàng rào máu - não 146
6. Dịch nhãn cầu 147
6.1. Quá trình sản xuất thuỷ dịch 147
6.2. Thuỷ dịch chảy ra khỏi mắt như thế nào? 147
6.3. áp suất nhãn cầu 148
Bài 9. Sinh lý tuần hoàn 149
(PGS.TS. Lê Thu Liên)
1. Sinh lý tim 150
1.1. Đặc tính cấu trúc - chức năng của tim 150
1.2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim 152
1.3. Chu kỳ hoạt động của tim 155
1.4. Lưu lượng và công của tim 159
1.5. Những biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim và một số kỹ thuật thăm dò chức năng tim 161
1.6. Điều hoà hoạt động tim 167
2. Sinh lý tuần hoàn động mạch 170
2.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng của động mạch 171
2.2. Đặc tính sinh lý của động mạch 171
2.3. Huyết áp động mạch 172
2.4. Điều hoà tuần hoàn động mạch 177
3. Sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch 180
3.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng 180
3.2. Những nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch 181
3.3. Động học của tuần hoàn tĩnh mạch 182
3.4. Điều hoà tuần hoàn tĩnh mạch 184
4. Sinh lý vi tuần hoàn 184
4.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng 184
4.2. Động học máu trong tuần hoàn mao mạch 185
4.3. Lưu lượng máu qua mao mạch 186
4.4. Chức năng trao đổi chất ở mao mạch 187
4.5. Điều hoà tuần hoàn mao mạch 188
5. Tuần hoàn địa phương 188
5.1. Tuần hoàn mạch vành 188
5.2. Tuần hoàn phổi 191
5.3. Tuần hoàn não 193
Bài 10. Sinh lý hô hấp 197
(PGS.TS. Nguyễn Văn Tường, PGS.BS. Trịnh Bỉnh Dy)
1. Đặc điểm hình thái - chức năng của bộ máy hô hấp 197
1.1. Đường dẫn khí 197
1.2. Phổi - phế nang và màng hô hấp 199
1.3. Lồng ngực 201
1.4. Màng phổi và cơ chế tạo áp suất âm trong khoang màng phổi, ý nghĩa của áp suất âm 201
2. Chức năng thông khí của phổi 203
2.1. Các động tác hô hấp 203
2.2. Các thể tích, dung tích hô hấp và lưu lượng thở 205
3. Chức năng vận chuyển khí của máu 211
3.1. Máu vận chuyển O2 từ phổi đến mô 211
3.2. Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi 215
3.3. Quá trình trao đổi khí ở phổi và các yếu tố ảnh hưởng 217
4. Điều hoà hô hấp 220
4.1. Cấu tạo và hoạt động của các trung tâm hô hấp 221
4.2. Các yếu tố điều hoà hô hấp 224
Bài 11. Sinh lý Bộ MáY TIÊU Hóa 228
(TS. Phùng Xuân Bình)
1. Phân bố mạch máu, thần kinh ở bộ máy tiêu hóa 229
1.1. Sự phân bố thần kinh trong ống tiêu hóa 229
1.2. Phân bố mạch máu 230
2. Tiêu hóa ở miệng và thực quản 230
2.1. Các hiện tượng cơ học ở miệng 230
2.2. Bài tiết nước bọt 232
3. Tiêu hóa ở dạ dày 234
3.1. Các hiện tượng cơ học ở dạ dày 234
3.2. Bài tiết dịch vị 236
3.3. Kết quả tiêu hóa ở dạ dày 243
3.4. Hấp thu ở dạ dày 243
4. Tiêu hóa ở ruột non 243
4.1. Đặc điểm cấu tạo của ruột non 243
4.2. Hiện tượng cơ học 244
4.3. Bài tiết dịch và tiêu hóa ở ruột non 246
4.4. Sự hấp thu ở ruột non 255
5. Tiêu hóa ở ruột già 258
5.1. Hiện tượng cơ học ở ruột già 259
5.2. Sự bài tiết ở ruột già 260
5.3. Sự hấp thu ở ruột già 260
5.4. Tác dụng của vi khuẩn ở ruột già 261
5.5. Thành phần của phân 261
6. Những rối loạn lâm sàng của ống tiêu hóa 261
6.1. Loét dạ dày - tá tràng 261
6.2. Táo bón 262
6.3. ỉa chảy 262
6.4. Nôn 262
7. Gan 263
Bài 12. sinh lý bài tiết nước tiểu 266
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Cấu trúc - chức năng của thận 266
1.1. Đơn vị thận (nephron) 266
1.2. Mạch máu thận 269
1.3. Cấp máu cho thận 269
1.4. Bộ máy cận cầu thận 270
1.5. Thần kinh chi phối thận 270
2. Lọc ở cầu thận 270
2.1. Màng lọc ở cầu thận 270
2.2. áp suất lọc 271
2.3. Các chỉ số đánh giá chức năng lọc của thận 271
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình lọc 272
2.5. Điều hoà lưu lượng lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận 273
2.6. Kết quả của quá trình lọc ở cầu thận 273
3. Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận 274
3.1. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần 274
3.2. Tái hấp thu ở quai Henle 276
3.3. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa 276
3.4. Tái hấp thu ở ống góp 279
4. Khả năng vận chuyển tối đa của ống thận 279
4.1. Khả năng vận chuyển tối đa của một chất bởi ống thận 279
4.2. Khả năng lọc của ống thận với một chất 279
4.3. Tốc độ bài tiết của một chất 279
4.4. Khả năng vận chuyển tối đa 280
5. Nguyên lý một số thăm dò chức năng thận thường dùng 280
5.1. Thăm dò chức năng lọc của cầu thận bằng phép đo độ thanh thải (clearance) 280
5.2. Thăm dò chức năng ống thận 281
5.3. Chẩn đoán hình ảnh thận 282
6. Cơ chế tác dụng của các thuốc lợi niệu 282
6.1. Thuốc lợi niệu thẩm thấu 282
6.2. Thuốc lợi niệu có tác dụng tại quai Henle 282
6.3. Thuốc lợi niệu kháng aldosteron 283
6.4. Thuốc lợi niệu kháng carbonic anhydrase 283
Bài 13. Sinh lý nội tiết 284
(GS.TS. Phạm Thị Minh Đức)
1. Đại cương về hệ nội tiết và hormon 285
1.1. Định nghĩa 285
1.2. Phân loại hormon 285
1.3. Bản chất hóa học của hormon 286
1.4. Chất tiếp nhận hormon tại tế bào đích (receptor) 287
1.5. Cơ chế tác dụng của hormon 287
1.6. Cơ chế điều hoà bài tiết hormon 290
1.7. Định lượng hormon 291
2. Vùng dưới đồi 293
2.1. Đặc điểm cấu tạo 293
2.2. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi 293
2.3. Các hormon khác 294
3. Tuyến yên 295
3.1. Đặc điểm cấu tạo và mối liên hệ với vùng dưới đồi 295
3.2. Các hormon thuỳ trước tuyến yên 296
3.3. Các hormon thuỳ sau tuyến yên 302
3.4. Rối loạn hoạt động tuyến yên 304
4. Tuyến giáp 306
4.1. Đặc điểm cấu tạo 306
4.2. Sinh tổng hợp hormon T3 - T4 306
4.3. Nhu cầu iod và phân bố iod trong tuyến giáp 308
4.4. Nồng độ hormon trong máu 308
4.5. Tác dụng của T3 -T4 308
4.6. Điều hoà bài tiết hormon tuyến giáp 311
4.7. Rối loạn hoạt động tuyến giáp 312
4.8. Hormon calcitonin 313
5. Tuyến thượng thận 314
5.1. Đặc điểm cấu tạo 314
5.2. Vỏ thượng thận 315
5.3. Tuỷ thượng thận 320
5.4. Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận - Bệnh Addison 322
6. Tuyến tụy nội tiết 324
6.1. Đặc điểm cấu tạo 324
6.2. Hormon insulin 324
6.3. Hormon glucagon 327
6.4. Rối loạn hoạt động tuyến tụy nội tiết 328
7. Tuyến cận giáp 329
7.1. Đặc điểm cấu tạo 329
7.2. Bản chất hóa học của parathormon 329
7.3. Tác dụng của parathormon (PTH) 330
7.4. Điều hoà bài tiết 331
7.5. Rối loạn hoạt động tuyến cận giáp 331
8. Các hormon tại chỗ 332
8.1. Định nghĩa và phân loại 332
8.2. Tác dụng của một số hormon 332
Bài 14. Sinh lý sinh dục và sinh sản 337
(GS.TS. Phạm Thị Minh Đức)
1. Sinh lý sinh dục và sinh sản nam 338
1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh sản nam 338
1.2. Chức năng của tinh hoàn 338
1.3. Chức năng của túi tinh 345
1.4. Chức năng của tuyến tiền liệt 345
1.5. Tinh dịch 345
1.6. Giao hợp và phóng tinh 346
1.7. Dậy thì và suy giảm hoạt động tình dục nam 347
1.8. Rối loạn hoạt động chức năng sinh sản 348
2. Sinh lý sinh dục và sinh sản nữ 349
2.1. Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý sinh sản nữ 349
2.2. Các hormon của buồng trứng 350
2.3. Chu kỳ kinh nguyệt 355
2.4. Dậy thì và mãn kinh 359
2.5. Thụ thai, mang thai 361
2.6. Sổ thai 369
2.7. Bài tiết sữa 371
2.8. Các biện pháp phòng tránh thai 372
Bài 15. sinh lý nơron 376
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng của nơron 377
1.1. Cấu trúc của nơron 377
1.2. Các chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter) 377
2. Hưng phấn ở nơron 379
2.1. Đặc điểm hưng phấn của nơron 379
2.2. Sự dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục nơron 380
3. Dẫn truyền qua synap 382
3.1. Sự dẫn truyền ở tuyệt đại đa số synap trong hệ thần kinh trung ương 382
3.2. Sự giải phóng chất truyền đạt ở cúc tận cùng 382
3.3. Tác dụng của chất truyền đạt lên nơron sau synap 383
3.4. Chậm synap và mỏi synap 384
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng lên dẫn truyền ở synap 384
3.6. Dẫn truyền điện qua synap 385
4. Hiện tượng cộng kích thích sau synap 385
4.1. Cộng kích thích theo không gian 385
4.2. Cộng kích thích theo thời gian 386
5. Hiện tượng ức chế trước synap 386
6. Dẫn truyền xung động trong một hệ thống nơron 387
6.1. Truyền tiếp tín hiệu trong một tập hợp thần kinh 387
6.2. Truyền theo cách phân kỳ 387
6.3. Truyền theo cách hội tụ 388
6.4. Kích thích và ức chế đồng thời 389
Bài 16. Sinh lý hệ thần kinh cảm giác 390
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Sinh lý receptor 391
1.1. Phân loại receptor 391
1.2. Các đặc tính chung của receptor 391
2. Xúc giác 394
2.1. Receptor xúc giác 394
2.2. Dẫn truyền cảm giác xúc giác 395
2.3. Trung tâm nhận cảm xúc giác ở vỏ não 396
2.4. Đặc điểm của xúc giác 397
2.5. Thăm dò xúc giác 398
3. Cảm giác nóng lạnh 398
3.1. Receptor nhiệt 398
3.2. Dẫn truyền cảm giác nóng - lạnh 398
3.3. Nhận cảm ở vỏ não 398
3.4. Đặc điểm của cảm giác nóng - lạnh 399
4. Cảm giác đau 399
4.1. Receptor đau 399
4.2. Dẫn truyền cảm giác đau 400
4.3. Trung tâm nhận thức cảm giác đau 400
4.4. Đặc điểm của cảm giác đau 401
5. Cảm giác bản thể (cảm giác sâu) 401
5.1. Receptor cảm giác sâu 401
5.2. Đường dẫn truyền cảm giác sâu 401
5.3. Trung tâm nhận cảm cảm giác sâu 401
5.4. Đặc điểm của cảm giác sâu 402
6. Vị giác 402
6.1. Receptor vị giác 402
6.2. Dẫn truyền cảm giác vị giác và trung tâm nhận cảm giác vị giác 404
6.3. Đặc điểm của cảm giác vị giác 404
7. Khứu giác 405
7.1. Niêm mạc mũi và receptor khứu giác 405
7.2. Dẫn truyền cảm giác khứu giác và trung tâm nhận cảm giác khứu giác 405
7.3. Đặc điểm của cảm giác khứu giác 407
8. Thị giác 407
8.1. Mắt 407
8.2. Receptor ánh sáng 411
8.3. Dẫn truyền cảm giác thị giác 412
8.4. Nhận cảm giác thị giác trên vỏ não 412
8.5. Đặc điểm của cảm giác thị giác 414
9. Thính giác 414
9.1. Dẫn truyền và khuếch đại sóng âm 414
9.2. Receptor nhận cảm thính giác 415
9.3. Dẫn truyền tín hiệu từ receptor về hệ thần kinh trung ương 416
9.4. Trung tâm nhận cảm giác thính giác ở vỏ não 417
9.5. Đặc điểm của cảm giác thính giác 417
Bài 17. Sinh lý hệ thần kinh vận động 419
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Chức năng vận động của tủy sống 419
1.1. Đơn vị vận động 419
1.2. Chức năng vận động của tủy sống và các phản xạ tủy 421
2. Chức năng vận động của thân não 426
2.1. Nhân tiền đình 427
2.2. Nhân đỏ 428
2.3. Cấu tạo lưới 429
2.4. Các củ não sinh tư 429
2.5. Rối loạn do tổn thương ở thân não 429
3. Các nhân ở nền não 429
4. Tiểu não 430
4.1. Định khu chức năng của tiểu não 430
4.2. Các đường liên hệ của tiểu não 431
4.3. Rối loạn khi bị tổn thương tiểu não 432
5. Vỏ não 432
5.1. Vỏ não vận động 433
5.2. Các đường vận động xuất phát từ vỏ não 434
6. Tích hợp chức năng của các phần thần kinh trong kiểm soát và điều hòa vận động 436
6.1. Tủy sống 436
6.2. Trung tâm dưới vỏ 436
6.3. Các nhân nền não 436
6.4. Vỏ não 436
6.5. Tiểu não 437
6.6. Hệ viền (hệ limbic) 437
Bài 18. Sinh lý hệ thần kinh tự chủ 438
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Đặc điểm giải phẫu - chức năng của hệ thần kinh tự chủ 438
1.1. Hệ giao cảm 438
1.2. Hệ phó giao cảm 440
2. Dẫn truyền qua synap ở hệ thần kinh tự chủ 441
2.1. Sợi cholinergic và sợi adrenergic 441
2.2. Các receptor ở các cơ quan đáp ứng 441
3. Tác dụng kích thích và ức chế của hệ giao cảm và của hệ phó giao cảm lên các cơ quan 443
4. Đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh tự chủ 444
4.1. Gây ra đáp ứng với tần số kích thích rất thấp 444
4.2. “Trương lực” giao cảm và phó giao cảm 444
5. Điều hòa hoạt động hệ thần kinh tự chủ 444
5.1. ảnh hưởng của vỏ não 444
5.2. Vai trò của hành não, cầu não và não giữa 444
5.3. Vai trò của vùng dưới đồi 445
5.4. Hormon 445
5.5. Stress 445
6. Thuốc ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự chủ 445
6.1. Thuốc ảnh hưởng lên các cơ quan đáp ứng adrenergic 446
6.2. Thuốc ảnh hưởng lên cơ quan đáp ứng cholinergic 446
6.3. Thuốc có tác dụng lên hạch 446
Bài 19. một số Chức năng cấp cao của hệ thần kinh 448
(PGS.TS. Lê Thu Liên)
1. Điều kiện hóa 448
1.1. Khái niệm về "điều kiện hóa" (conditioning) 448
1.2. Phân loại điều kiện hoá (theo Baillet và Nortier, 1992) 449
1.3. Nơi xảy ra quá trình điều kiện hóa 452
2. Trí nhớ 452
2.1. Định nghĩa 452
2.2. Phân loại trí nhớ 453
2.3. Cơ chế của trí nhớ 454
3. Cơ sở sinh lý của hoạt động cảm xúc 456
3.1. Khái niệm về hoạt động cảm xúc 456
3.2. Vai trò của các cấu trúc thần kinh, một số chất 457
4. Điện não đồ 458
4.1. Nguyên lý của phép ghi điện não 458
4.2. Các sóng cơ bản trên điện não đồ cơ sở 459
4.3. ý nghĩa của điện não đồ 461
Bài 20. sinh lý cơ 463
(TS. Trịnh Hùng Cường)
1. Cơ vân 464
1.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng 464
1.2. Đơn vị vận động 466
1.3. Synap thần kinh - cơ 466
1.4. Dẫn truyền xung động ở tấm vận động 467
1.5. Cơ chế phân tử của co cơ 469
1.6. Hình thức co cơ 469
1.7. Hiệu suất co cơ 471
1.8. Mỏi cơ 471
1.9. Điều hòa co cơ vân 471
1.10. Phì đại cơ và teo cơ 471
2. Cơ trơn 472
2.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng 472
2.2. Cơ chế co cơ trơn 472
2.3. Chiều dài và lực co 473
2.4. Điều hòa co cơ trơn 473
3. Cơ tim 473
3.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng 473
3.2. Khác biệt chính giữa cơ vân và cơ tim 474
4. Năng lượng trong co cơ 475
4.1. ATP 475
4.2. Phosphocreatin 475
4.3. Glycogen 475
4.4. Oxy hóa các dạng thức ăn khác 476
5. Hiện tượng nợ oxy 476
Tài liệu tham khảo 478
Chương trình tặng gói trải nghiệm đọc 5 ngày Vip cá nhân - NXB Y học
ĐỌC KHÔNG GIỚI HẠN Cơ hội nhận ưu đãi đặc biệt khi tải App và đăng ký tài khoản 05 ngày đọc miễn phí, không giới hạn kho sách Y Học (Áp dụng từ ngày 01/07/2022 – 10/07/2022) Bạn đọc sẽ nhận được 05 ngày VIP đọc sách miễn phí, ngay sau khi tải App và kích hoạt vào tài khoản.
Hình thức vận chuyển (Chỉ áp dụng với Khách lẻ)
Ngay sau khi nhận đơn hàng: a. Đối với sách Ebook: Kiểm tra quá trình thanh toán hoàn tất, chúng tôi sẽ cấp quyền cho Quý khách hàng có thể truy cập và đọc toàn bộ nội dung cuốn sách. - Giấy tờ kèm đơn hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ liên quan (nếu khách hàng có yêu cầu).
ĐẢNG BỘ CÔNG TY TNHH MTV NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI
Sáng ngày 10 Tháng 7 năm 2019 đảng bộ Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học long trọng tổ chức lễ kết nạp Đảng viên cho các quần chúng theo quyết định của Ban thường vụ Đảng uỷ Quận ủy Ba Đình. Chủ trì Lễ kết nạp Đảng có đồng chí Chu Hùng Cường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học.
Bình luận